Đề cương tuyên truyền kết quả cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

0
4198
Want create site? With Free visual composer you can do it easy.

I. BỐI CẢNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA CUỘC BẦU CỬ

Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước đã tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh trong nước và thế giới có những thuận lợi, khó khăn chủ yếu sau:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vừa kết thúc thắng lợi; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức phấn đấu triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XII đề ra. Công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử to lớn trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội.

Việc triển khai công tác bầu cử lần này có nhiều điểm mới theo Hiến pháp năm 2013, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Quyền con người, quyền công dân trong việc tham gia xây dựng bộ máy nhà nước tiếp tục được đề cao. Hội đồng bầu cử quốc gia lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp 2013, là một thiết chế có cơ cấu, tổ chức phù hợp nhằm hạn chế những bất cập trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức bầu cử trước đây, đồng thời phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Các quy trình chuẩn bị, tiến hành bầu cử được quy định và hướng dẫn cụ thể hơn, giúp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức bầu cử thống nhất, đồng bộ, có nhiều thuận lợi, bảo đảm dân chủ và cũng chặt chẽ hơn.

Bên cạnh những thuận lợi, còn không ít khó khăn, thách thức đặt ra khi chúng ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tình hình trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, có nhiều điểm sáng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong thời gian chuẩn bị tổ chức bầu cử như: tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, sự cố môi trường tại một số tỉnh ven biển miền Trung. Tình hình tội phạm, tai nạn giao thông, cháy nổ và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều diễn biến phức tạp… Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch trong và ngoài nước xuyên tạc, tuyên truyền, kích động, phá hoại gây khó khăn cho công tác tổ chức bầu cử.

Bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Các nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực ngày càng quyết liệt, Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố có biểu hiện gia tăng. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường. Các thế lực thù địch tăng cường đẩy mạnh các hoạt động chống phá chế độ, cản trở sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.

II – KẾT QUẢ CUỘC BẦU CỬ

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 2016-2021 đã thu được kết quả tốt đẹp.

Tỷ lệ cử tri đi bầu

Tổng số cử tri cả nước: 67.485.482 cử tri

Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu: 67.049.091 cử tri, đạt 99,35%.

Nhìn chung, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu rất cao trên 90%, trong đó, có tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt cao nhất là 99,99%; các tỉnh Yên Bái 99,98%; Quảng Nam 99,97%; Bình Thuận 99,97%; Lai Châu 99,96%; Trà Vinh 99,94%; Kon Tum, Bến Tre, Hậu Giang 99,93%…

Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội

Số lượng đại biểu Quốc hội

Tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là 870 người. Tổng số đại biểu trúng cử Đại biểu quốc hội trong ngày 22/5/2016 và bầu cử thêm ngày 29/5/2016 ở Cần Thơ là 496 người (bầu thiếu 4 đại biểu so với tổng số đại biểu được bầu)[1]. Trong đó:

– Đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương giới thiệu: Có 182 người trúng cử (đạt tỷ lệ 36,70%). Cơ cấu cụ thể: Cơ quan Đảng: 12 người; Cơ quan Chủ tịch nước: 3 người; Cơ quan của Quốc hội: 104 người; Cơ quan của Chính phủ: 17 người; Cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: 25 người; Tòa án nhân dân tối cao: 01 người; Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 người; Bộ Quốc phòng: 15 người; Cơ quan công an: 03 người. Có 15 người do Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử ở các địa phương.

– Đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu: 312 người (tỷ lệ 62,90%)

– Đại biểu tự ứng cử: 2 người ( tỷ lệ 0,4%)

Cơ cấu kết hợp:

– Đại biểu là người dân tộc thiếu số: 86 người (tỷ lệ 17,30%); thấp hơn 04 người so với dự kiến, nhưng cao hơn so với khóa XIII (78 người, tỷ lệ 15,60%).

– Đại biểu là phụ nữ: 133 người (tỷ lệ 26,80%), thấp hơn 17 người so với số dự kiến, nhưng cao hơn so với khóa XIII (122 người, tỷ lệ 24,40%).

– Đại biểu là người ngoài Đảng: 21 người (tỷ lệ 4,20%), thấp hơn so với dự kiến và thấp so với khóa XIII (42 người, tỷ lệ 8.40%).

– Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 71 người (tỷ lệ 14,30%), cao hơn 21 người so với dự kiến, cao hơn so với khóa XIII (62 người, tỷ lệ 12,40%);

– Đại biểu Quốc hội khóa XIII tái cử khóa XIV: 160 người (tỷ lệ 32,30%), bằng số đã dự kiến; thấp hơn so với khóa XIII (167 người, tỷ lệ 33,4%);

– Đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu: 317 người (tỷ lệ 63,90%);

– Đại biểu đã từng là đại bi

 

Did you find apk for android? You can find new Free Android Games and apps.